Tăng nhãn áp và cận thị: Hai căn bệnh với những triệu chứng dễ nhầm lẫn
Tăng nhãn áp là bệnh lý có xu hướng gia tăng. Nhiều người thắc mắc không biết bệnh này có phải là cận thị hay không? Để biết câu trả lời, bạn cần nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng bệnh.
Tăng nhãn áp là một bênh lý ở mắt, khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao sẽ tạo áp lực lên mắt làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và có thể gây mù lòa. Đây là một trong những căn bệnh gây mù lòa nguy hiểm hàng đầy thế giới.
Khi bị mắc bệnh này, người bệnh sẽ bị suy giảm dần thị lực, gây tổn thương đến thị giác rất chậm nên rất khó có thể nhận thấy sự mất dần thị lực cho đến khi bệnh nặng hơn. Bệnh nhân bị tăng nhãn áp không thể chữa nhưng có thể phòng ngừa bằng cách chuẩn đoán và điều trị sớm.
Nguyên nhân của bệnh tăng nhãn áp
Nguyên nhân tăng nhãn áp là do tuổi cao thường phụ nữ trên 40 tuổi.
Do di truyền
Do tuổi tác cao
Do sử dụng chất Steroid
Do có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm ở mắt
Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
Triệu chứng của tăng nhãn áp góc mở
Trong giai đoạn nặng thường bị mất tầm nhìn
Triệu chứng của tăng nhãn áp góc đóng
Bị buồn nôn và nôn
Xáo trộn thị giác trong ánh sáng yếu
Mắt mờ, đỏ, quầng quanh đen
Những người thường bị mắc bệnh tăng nhãn áp
Những bệnh nhân mắc tiểu đường, viêm nhiễm mắt
Những người từng bị thương vùng đầu , mắt
Những người hay sử dụng thuốc Corticosteroid trong một thời gian dài
Bệnh cận thị là gì?
Bệnh cận thị là tình trạng không thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng các có thể nhìn thấy các vật ở gần.
Triệu chứng của người bị bệnh cận thị là:
Triệu chứng bệnh cận thị do đau đầu mỏi mắt.
Đầu đau do bị mỏi mắt
Khó nhìn khi lái xe đặc biệt là vào ban đêm
Để thấy rõ hơn thì phải nheo mắt
Nhìn xa mờ
Các dấu hiệu biểu hiện bệnh cận thị ở trẻ em:
Nheo mắt thường xuyên liên tục
Phải ngồi gần để xem tivi, hoặc ngồi bàn đầu của lớp học mới có thể nhìn rõ được hình ảnh hoặc bài giảng
Không nhìn thấy người, vật ở xa
Chớp mắt nhiều
Thường hay dụi mắt
Nguyên nhân gây bệnh cận thị
Nguyên nhận cận thị do xem nhiều và đọc nhiều.
Cận thị có thể là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc bị cong quá nó lý giải cho việc các tia sáng thay vì tập trung ở võng mạc lại tập trung phí trước võng mạc dẫn đến tình trạng nhìn mờ.
Bệnh cận thị thường gặp ở những người có độ tuổi từ 8-12 có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các nguy cơ
Tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị thì có xu hướng di truyền trong gia đình
Đọc nhiều, xem nhiều
Do điều kiện môi trường học tập thiếu ánh sáng hoặc không có thời gian nghỉ ngơi, bị stress…
Vậy tăng nhãn áp có phải là cận thị không?
Từ những khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng bên trên thì bạn có thể biết rằng, tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau về mắt và nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này cũng hoàn toàn khác nhau.
Bệnh tăng nhãn áp nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì khả năng gây mù lòa có thể lên đến 40%, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chính bản thân người bệnh và gia đình.
Bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma) _ Sức Khỏe & Đời Sống
Ánh Nguyệt (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Tin cùng chuyên mục